Cách sử dụng máy đầm cóc chi tiết cho người mới

Khi sử dụng máy đầm trong các công trình xây dựng, để đảm bảo an toàn bạn phải biết cách sử dụng máy đầm cóc. Cùng tham khảo bài viết từ Điện Máy Gia Phú hướng dẫn dùng máy đầm an toàn để có thể áp dụng trong công trình nhé.

Cách sử dụng máy đầm cóc chi tiết & đơn giản

Hướng dẫn sử dụng máy đầm cóc có 2 phần: Kiểm tra máy và vận hành máy đầm.

Bước 1: Kiểm tra máy đầm trước khi sử dụng

  • Máy đầm cóc chạy xăng: Kiểm tra lượng nhiên liệu và tính toán bổ sung thêm để không làm gián đoạn khi làm việc.
  • Máy đầm cóc chạy điện: Kiểm tra độ ổn định của nguồn điện, tránh dây bị hở hay rò điện không đảm bảo an toàn khi sử dụng. Nguồn điện sử dụng để chạy máy phải là điện 3 pha.

Ngoài những điều ấy ra, bạn phải cần kiểm tra các thiết bị bên trong máy đầm. Để đảm bảo an toàn và không xảy ra sự cố khi vận hành máy, nên mở và chạy thử máy để phát hiện các điểm bất thường. Nếu như có, bạn hãy tìm nguyên nhân và khắc phục trước khi sử dụng.

Bước 2: Cách sử dụng máy đầm cóc

  1. Kéo dây khởi động để giật nổ để chạy.
  2. Sau khi động cơ chạy thì tăng ga từ từ để dễ dàng điều khiển máy đầm cóc (không được tăng đột ngột).
  3. Khi bắt đầu đầm, người điều khiển cần giữ chặt tay để máy nhảy lung tung mất kiểm soát.
  4. Tiếp tục đầm và trải đều ra khắp mặt sàn., không nên tập trung đầm chỉ 1 chỗ vì sẽ khiến mặt sàn không đều, rất dễ bị nghiêng.
  5. Sau khi sử dụng máy đầm cóc, bạn cần kiểm tra các bộ phận giật nổ, chỗ chân đầm và vệ sinh máy đầm.

Tham khảo:

Lưu ý khi dùng đầm cóc an toàn và độ bền cao

  • Kiểm tra máy trước khi sử dụng, nếu có dấu hiệu hư hỏng vui lòng dừng máy để sửa chữa.
  • Sử dụng đúng nguồn điện, nhiên liệu của thiết bị.
  • Người vận hành phải có đầy đủ kiến ​​thức và trang bị bảo hộ khi tham gia vận hành máy.
  • Người vận hành không được lơ là, mất tập trung khi vận hành máy.
  • Khi thiết bị không còn được sử dụng, nó cần phải được tắt và khóa cẩn thận.
  • Tuyệt đối không nên để trẻ em ở gần khu vực làm việc.
  • Không chạm vào hệ thống xả, vành tản nhiệt hoặc xi lanh động cơ khi máy đang hoàn thành công việc, chúng sẽ nóng và có thể gây bỏng.
  • Không thay thế máy bằng các phụ kiện không chính hãng..
  • Việc kết hợp với các thiết bị máy thi công nền móng khác như: đầm rung, đầm tay, đầm bàn,… đem lại hiệu quả cao hơn sử dụng máy đầm cóc.
  • Máy sau khi sử dụng phải được vệ sinh sạch sẽ, thay dầu định kỳ, bảo dưỡng máy 3 – 6 – 12 tháng 1 lần để máy hoạt động bền hơn.
Cách Sử Dụng Máy Đầm Cóc
Cách Sử Dụng Máy Đầm Cóc

Lỗi thường gặp khi sử dụng máy đầm cóc Honda & cách khắc phục

  1. Đối với máy đầm cóc chạy xăng thì nổ khoảng 5-6 giây rồi dừng. Lúc này, người dùng cần vệ sinh bộ chế hòa khí. Và kiểm tra các đường dẫn xăng xem có tạp chất hay cặn bẩn nào có thể gây tắc nghẽn đường xăng không. Sau đó khởi động lại máy.
  2. Máy vẫn nổ bình thường nhưng giật lại sau khi tắt máy thì không nổ. Lỗi này có thể do động cơ bị đầy xăng và bộ chế hòa khí bị hỏng. Người sử dụng cần kiểm tra đường nhiên liệu và bộ chế hòa khí và khởi động lại động cơ.
  3. Khi nổ máy, chân của máy đầm nhảy ra ngoài. Lỗi này có thể là vì đứt lò xo côn văng. Để khắc phục lỗi này, người dùng cần thay thế lò xo hoặc thay bộ ly hợp mới.
  4. Chân đầm nhảy kém dù vặn hết mức ga. Lỗi này là do hư hỏng lò xo chân đầm hay là dầu tra ở chân đầm. Người sử dụng cần kiểm tra lò xo chân đầm cũng như dầu ở chân đầm coi có bị khô hay không.
  5. Khói trắng bốc ra nhiều khi nổ máy. Lúc này người sử dụng cần kiểm tra xupap, phớt git và xéc măng của máy.

Ngoài những điều ấy ra, nếu như đã tự kiểm tra và khắc phục lỗi không được. Thì tốt hơn bạn cần mang máy đến các nơi chuyên bảo trì và sửa chữa máy đầm cóc để được giúp đỡ hiệu quả nhất.

Hướng Dẫn Sử Dụng Máy Đầm Cóc
Hướng Dẫn Sử Dụng Máy Đầm Cóc

Cách bảo dưỡng máy đầm cóc sau khi sử dụng

  • Làm sạch bộ chế hòa khí từ đó để bảo đảm máy đầm cóc vẫn vận hành. Bên cạnh đó, bạn nên vệ sinh sạch sẽ tất cả máy, thực hành các bước này giúp máy móc công trình bền hơn. Nên thường xuyên bảo dưỡng, bảo trì máy đầm cóc để không bị hư hỏng máy.
  • Để máy đầm đất ở nơi cao, thoáng mát. Không bao giờ sử dụng máy đầm đã có nhiều gỉ, chân đầm bị hao mòn nhiều.
  • Trong thời gian máy còn bảo hành nên đem máy đến trung tâm theo định kỳ để được xem lại. Từ đó được bảo dưỡng để kịp thời phát hiện và chỉnh sửa hư hỏng, bảo đảm an toàn cho người sử dụng máy.

Những đặc tính của máy đầm cóc

Máy móc có cấu tạo đơn giản, nhỏ gọn, di chuyển dễ dàng. Máy đầm có công suất lớn, hiệu suất phù ổn định, tiết kiệm nhiên liệu. Có thể đem lại hiệu quả cao khi hoạt động trên nền đất khô và nền ướt.

Máy có thể đầm và nén các kiểu nền, đất, móng, sàn của công trình ở cấp độ chặt nhất định. Thích hợp cho các công trình dân dụng và các công trình vừa và nhỏ như: đường giao thông nông thôn, mương máng, đập thủy lợi, đường ống dẫn nước, nền móng nhà… Máy được thiết kế nhỏ gọn nên có thể làm việc được ở những nơi máy đầm lớn hay xe lu không thể tới được.

Đặc biệt là các mặt nền móng có độ nghiêng khiến các xe lu và máy đầm lớn dễ bị lật. Máy đầm cóc sẽ là chọn lựa số 1. Công suất đầm được cho là tương đương máy lu hoặc máy đầm lớn.

Trên đây Điện Máy Gia Phú đã chia sẻ cách sử dụng máy đầm cóc chi tiết nhất. Hy vọng qua bài viết này, bạn đã nắm được rõ hơn về cách sử dụng an toàn cho loại máy này, tránh gây các thiệt hại không đáng có nhé. Cám ơn và hẹn gặp bạn ở các nội dung bài viết sau.

Bài viết liên quan: