Cách sửa chữa máy đầm cóc an toàn tại nhà đơn giản

Bạn đã biết và áp dụng cách sử dụng máy đầm cóc an toàn, hiệu quả như trong bài viết mà Điện Máy Gia Phú đã chia sẻ trước đó, thế nhưng có một ngày khởi động máy không nổ hay là nổ không ổn định, bốc khói trắng, nghe tiếng động cơ rất ồn… thì phải làm sao? Đừng lo lắng, hãy cùng tìm hiểu nguyên nhân và cách sửa chữa máy đầm cóc qua bài viết dưới đây.

Nguyên nhân và cách sửa chữa máy đầm cóc

Sau khi sử dụng máy đầm đất cầm tay một thời gian dài, bạn cần sửa chữa máy đầm cóc với vài lỗi nhất định để máy đầm hoạt động hiệu quả như trước.

Sửa chữa máy đầm cóc không nổ được/ khởi động khó

Lý do máy đầm cóc không nổ phần lớn là do động cơ khởi động, làm nóng của máy đã bị hư. Bên cạnh đó, cũng có thể do máy làm việc trong điều kiện khắc nghiệt như quá lạnh hoặc quá nóng.

Để khắc phục lỗi này, trước tiên bạn bên kiểm tra bugi của máy. Nếu như không thấy hỏng hóc gì, hãy kiểm tra kỹ lưỡng thêm bộ chế hòa khí của máy. Cần có kế hoạch thay thế phụ tùng, bộ phận bị hỏng để máy vận hành tốt hơn. Không được chạy máy hoặc để máy trong môi trường nhiệt độ quá thấp hoặc cao.

Sửa Máy Đầm Cóc Không Nổ
Sửa Máy Đầm Cóc Không Nổ

Sửa chữa máy đầm cóc nổ không ổn định

Máy đầm cóc nổ không ổn định có thể từ nguyên nhân bụi bẩn bám vào bộ chế hòa khí hoặc đường dẫn xăng của máy làm cho cho nhiên liệu không thể nạp cho máy hoạt động. Bên cạnh đấy, dầu máy gần hết hoặc cạn cũng là lý do của hiện tượng này.

Để sửa chữa máy đầm cóc nổ không ổn định, bạn hãy kiểm tra bộ chế hòa khí và các đường dẫn xăng. Nếu chúng bám bụi bẩn thì nên giải pháp vệ sinh sạch sẽ. Thêm vào đó. kiểm tra dầu máy đã phù hợp, đúng tiêu chuẩn và quy định hay chưa.

Máy đầm cóc nổ được 5 – 6 giây thì chết máy

Lỗi chết máy có khả năng xuất phát từ việc bộ chế hòa khí của máy không sạch. Vì vậy, trước tiên bạn phải cần kiểm tra bộ phận này và vệ sinh bộ chế hòa khí để tạo điều kiện cho nhiên liệu được lưu thông.

Một nguyên nhân khác là do đường xăng bị tắc hoặc bị sặc. Lúc này, người dùng cần kiểm tra xem đường xăng có tạp chất hay bụi làm tắc nghẽn đường xăng không. Sau đó khởi động lại.

Sửa Chữa Máy Đầm Cóc
Sửa Chữa Máy Đầm Cóc

Máy đầm cóc đang hoạt động bình thường thì tắt máy

Nguyên nhân gây ra hiện tượng trên có thể là do đường dẫn xăng bị sặc hoặc bộ chế hòa khí bị hỏng. Để khắc phục lỗi này, hãy kiểm tra bộ chế hòa khí và đường dẫn nhiên liệu. Sau đấy khởi động lại máy đầm cóc để xem máy có hoạt động bình thường không.

Tham khảo:

Một số lỗi thường gặp khi sử dụng máy đầm cóc

1. Máy đầm cóc ra nhiều khói trắng

Máy đầm cóc chạy dầu xả nhiều khói trắng là do hoạt động sau một thời gian khá dài, tình trạng máy không còn được như ban đầu. Bên cạnh đấy, nguồn nhiên liệu không sạch cũng dẫn đến xả khói trắng.

Để khắc phục lỗi này, bạn phải cần kiểm tra các bộ phận sản sinh khói trắng gồm xupap, xéc măng, phớt git. Coi chúng có bị hư hỏng trục trặc gì không hoặc cần thay mới không. Sau đó kiểm tra nhiên liệu nạp vào động cơ đã sạch chưa.

2. Chân đầm nhảy kém khi đã vặn hết mức ga

Lý do của hiện tượng này là vì lò xo, côn bị đứt hoặc do dầu chân máy đầm không đảm bảo. Vì vậy, bạn phải cần kiểm tra lại lò xo, dầu chân đầm và má côn văng. Hãy thay mới nếu thiết bị bị hỏng, nếu chân dầu bị khô hoặc hết dầu thì bạn nên thay dầu máy đầm cóc.

Sửa Chữa Chân Máy Đầm Cóc
Sửa Chữa Chân Máy Đầm Cóc

Cách sửa chữa máy đầm cóc không nổ do tắc chế hòa khí

Với 5 bước vệ sinh chế hòa khí máy đầm cóc sau đây, các bạn sẽ dễ dàng tự giải quyết vấn đề trên.

  1. Bước 1: Trước tiên bạn phải cần chuẩn bị 1 cái tô vít, T10, Clê 14, xăng hoặc bình xịt chế (xịt chế mua ngoài thị trường có giá 20.000đ một bình)
  2. Sau khi đã chuẩn bị xong thì bắt tay vào tháo chế hòa khí ra => sử dụng T 10 tháo 2 con ốc (nhớ phải khóa xăng lại)
  3. Bước 2: Sử dụng Clê 14 vặn ra => Sau đó dùng tô vít vặn các vít nơ ra (chú ý tay phải sạch sẽ)
  4. Bước 3: Sử dụng bình xịt chế ( máy nén khí, hoặc xăng ) xịt hết các lỗ. Rửa sạch các bộ phận bên trong để mà có thể nhìn ở các lỗ không bị tắc.
  5. Bước 4: Khi đã tháo, vệ sinh sạch sẽ bắt đầu tiến hành lắp lại những cái mình đã tháo. Lưu ý phải nhớ lắp theo thứ tự và lắp dây xăng vào.
  6. Bước 5: Khi đã lắp xong thì mở xăng và tiến hành xả E ( nếu xăng chảy ra thì chúng ta đã hoàn thành)

Một số lưu ý khi sử dụng máy đầm cóc để hạn chế hỏng hóc

Khi sử dụng máy đầm cóc, hay các loại máy móc xây dựng khác như máy đầm bàn, đầm dùi, đầm thước, đầm rung… thì bạn cũng cần tuân thủ những quy định về dùng máy và lưu ý những điều không được làm khi  dùng máy để đảm bảo máy hoạt động phù hợp định, bền lâu.

Để hạn chế những hỏng hóc khi dùng máy đầm cóc, tiết kiệm chi phí sửa chữa và máy được dùng bền lâu hơn thì bạn cần phải nắm rõ những lưu ý sau:

  • Người vận hành máy đầm cóc nên trang bị những kiến thức, kỹ năng cần thiết để dùng máy đúng kỹ thuật, đồng thời đảm bảo an toàn cho bản thân và những người xung quanh.
  • Không thay thế phụ kiện cho máy bằng những phụ kiện không chính hãng, nên thay thế linh phụ kiện của hãng.
  • Không tự ý chỉnh sửa chức năng của các bộ phận vận hành.
  • Không dùng máy ngoài phạm vi mục đích đầm cóc, đầm đất.
  • Không nên sử dụng máy ở địa điểm quá ẩm ướt hoặc quá lạnh.
  • Vệ sinh máy thường xuyên, bảo dưỡng máy thường xuyên, giúp máy hoạt động bền lâu.

Đây là bài viết mà Điện Máy Gia Phú chia sẻ cho bạn tham khảo về nguyên nhân và cách sửa chữa máy đầm cóc. Mong qua bài viết này, bạn sẽ không quá hoang mang khi máy có gặp sự cố trong lúc sử dụng và sẽ biết cách khắc phục kịp thời hơn. Cảm ơn bạn đã quan tâm bài viết!

Bài viết liên quan:

5/5 - (1 bình chọn)