Quy Trình Sơn Epoxy Chống Thấm Đúng Kỹ Thuật

Sơn epoxy là được sử dụng rất rộng rãi trên thị trường hiện nay. Bởi nó sở hữu nhiều ưu điểm nổi bật như chống mài mòn, chịu tải trọng, chống trơn trượt… Ngoài ra, loại sơn này cũng được ứng dụng nhiều trong chống thấm mái nhà, chống thấm bể nước, hồ bơi… Để có thể sơn epoxy chống thấm đúng chuẩn. Trong bài viết dưới đây, Điện Máy Gia Phú sẽ chia sẻ đến bạn quy trình sơn epoxy chống thấm đúng kỹ thuật. Hãy cùng theo dõi nhé! 

Tính năng và công dụng của sơn Epoxy chống thấm

Với những tính năng vượt trội, sơn epoxy chống thấm ngày càng được ưa chuộng và sử dụng rộng rãi. Hãy cùng điểm qua một số tính năng sau:

    • Sơn có nhiều màu sắc như xanh, vàng, xanh rêu, đỏ, cam, xanh dương… người dùng có thể thoải mái lựa chọn màu theo nhu cầu.
    • Sơn chống thấm có độ bám dính rất cao, độ phủ tốt và bền màu.
    • Sau khi hoàn thiện, bề mặt sơn sẽ có độ cứng và độ bóng cao, dễ dàng lau rửa vệ sinh.
    • Khả năng chống thấm tối ưu và giảm thiểu sự ăn mòn của nước.
    • Thân thiện với môi trường và con người.
    • Tiết kiệm chi phí bảo dưỡng và tu sửa công trình.
    • Tăng tuổi thọ công trình. 
    • Có thể thay đổi độ phủ của sơn tùy vào độ dày sàn và yêu cầu bề mặt.
    • Sơn epoxy chống thấm được sử dụng cho nhiều công trình như: chống thấm bể bơi, bể hóa chất, bể chứa nước thải, sàn mái, tầng hầm, sàn nhà xưởng… 
Sơn Epoxy Chống Thấm Có Nhiều Công Dụng Vượt Trội
Sơn Epoxy Chống Thấm Có Nhiều Công Dụng Vượt Trội

Quy trình thi công sơn epoxy chống thấm

Để đảm bảo được chất lượng thời gian sử dụng lâu dài thì không phải xem xét đến kỹ thuật thi công. Dưới đây là quy trình sơn epoxy chống thấm đúng chuẩn:

Bước 1: Xử lý bề mặt

Bề mặt sàn phải mịn, phẳng, khô. Để bề mặt sàn đạt được tiêu chuẩn này, trước tiên bạn phải xử lý bề mặt bằng máy mài sàn công nghiệp. Giúp cho mặt sàn được phẳng hơn và tăng độ bám dính. Sau đó vệ sinh và dọn toàn bộ bụi bẩn còn sót lại bằng cách sử dụng máy hút bụi công nghiệp. Trám trét các điểm nút, gãy lún,… và xử lý bề mặt sàn đạt độ ẩm từ 8 – 14%. 

Bước 2: Tiến hành sơn lót bề mặt

Lớp sơn lót rất quan trọng, vì nó giúp bề mặt mịn hơn, tăng độ bám dính cho các lớp tiếp theo. Cùng với khả năng có thể ngăn ngừa nấm mốc, chống rỉ, bảo vệ mặt sàn bê tông… Ngoài ra còn giúp lớp phủ bóng và đều màu hơn. 

Thực Hiện Quy Trình Sơn Epoxy Chống Thấm
Thực Hiện Quy Trình Sơn Epoxy Chống Thấm

Bước 3: Thi công lớp sơn cát

Lớp sơn cát có khả năng chống thấm tuyệt vời. Với các thành phần được trộn theo tỷ lệ giữa cát thạch anh với kích thước chuyên dụng cùng sơn lỏng. Ngoài ra, lớp này còn có tác dụng chịu tải trọng tốt. 

Bước 4: Lớp bả sơn bề mặt

Bả sơn là một hỗn hợp từ bột đá siêu mịn và sơn epoxy lỏng. Lớp này có công dụng như một lớp che khuyết điểm. Nó làm cho bề mặt sàn được phẳng hơn, đẹp hơn và loại bỏ các điểm lồi lõm, nứt gãy. 

Để thi công đạt chuẩn cho lớp này thì phải khuấy trộn đều. Sau đó sử dụng bay gát để tán đều sơn ra bề mặt và loại bỏ các bọt khí còn lưu lại từ quá trình khuấy trộn. 

Bước 5: Sơn phủ bề mặt

Bề mặt sàn sẽ được bảo vệ khỏi các tác động bên ngoài nhờ vào lớp sơn phủ này. Bạn có thể sử dụng sơn hệ lăn hoặc sơn hệ san phẳng cho bề mặt sơn phủ. Tuy nhiên, đối với những bề mặt dốc như bể bơi, bể nước thì chỉ nên dùng sơn lăn. Bởi sơn tự san phẳng sử dụng nguyên lý cân bằng dòng, tức là sơn sẽ chảy từ những nơi cao xuống nơi thấp theo lực hút của trái đất. Sơn epoxy tự san phẳng cũng có giá thành cao hơn và chất lượng hơn so với những loại sơn khác.

Hoàn Thiện Quy Trình Sơn Epoxy
Hoàn Thiện Quy Trình Sơn Epoxy

Trên đây là những chia sẻ của Điện Máy Gia Phú về quy trình sơn epoxy chống thấm. Hy vọng bạn sẽ có thể áp dụng được quy trình này vào thực tế cho công trình của mình. Nếu bạn vẫn còn thắc mắc, hãy liên hệ với chúng tôi qua số hotline 0937.623.786 để được nhân viên giải đáp. 

>>Xem thêm:

Đánh giá post