Các cách chống thấm cửa sổ đơn giản, dễ thực hiện tại nhà

Cách chống thấm cửa sổ giúp ngăn ngừa tình trạng thấm nước, một vấn đề gây khó chịu cho nhiều gia đình. Bạn có thể áp dụng các phương pháp đơn giản như sử dụng keo chống thấm, hóa chất chuyên dụng hoặc silicon hữu cơ để xử lý hiệu quả. Qua bài viết này, Điện Máy Gia Phú sẽ hướng dẫn chi tiết cách thực hiện giúp bảo vệ cửa sổ và nâng cao tuổi thọ cho công trình nhà bạn.

Các cách chống thấm cửa sổ đơn giản

Cách chống thấm cửa sổ là phương pháp đáng tin cậy để bảo vệ ngôi nhà của bạn khỏi sự thâm nhập của nước và giữ cho không gian bên trong luôn khô ráo và thoáng mát.

Chống thấm cửa sổ bằng silic hữu cơ

Cách chống thấm cửa sổ
Cách chống thấm cửa sổ

Chống thấm cửa sổ bằng silic hữu cơ là giải pháp phù hợp khi khe giữa cửa sổ và ô cửa lệch quá lớn, dẫn đến vữa xi măng chèn bị nứt. Để xử lý tình trạng này, trước tiên, cần làm sạch vữa tại chỗ nứt của cửa sổ.

Sau đó, bịt phẳng bằng xi măng kết hợp với bột chống thấm để đảm bảo tính kín khít. Bề mặt khe được xử lý bằng cách quét băng silic hữu cơ, giúp tăng cường khả năng chống thấm cho cửa sổ.

Cách chống thấm cửa sổ bằng bịt kín khe hở

Một trong những phương pháp chống thấm hiệu quả đó là bịt kín khe hở. Để thực hiện phương pháp này, ta có thể sử dụng vữa, xi măng, nhựa đường, gioăng nở, keo bọt hoặc keo silicon. Cách này khá đơn giản và dễ thực hiện, chỉ cần tìm các khe hở trên bề mặt cần chống thấm và sử dụng các vật liệu trên để bít kín chúng.

Tuy nhiên, để đảm bảo hiệu quả chống thấm lâu dài, cần phải tìm hiểu kỹ về vật liệu sử dụng và cách thực hiện đúng kỹ thuật.

Cách chống thấm cửa sổ
Chống thấm cửa sổ bằng bít kín khe hở

Giải pháp chống thấm cửa sổ với hóa chất

Phương pháp này được sử dụng khi tường ngoài được dán tấm vật liệu trang trí. Để xử lý thấm nước, bạn có thể sử dụng hóa chất như Lemax AC để quét trong khe kết nối giữa vật liệu trang trí và khung cửa.

Lemax AC giúp ngăn chặn sự thấm nước qua các khe hở và tạo ra một lớp chống thấm hiệu quả. Nên nhớ rằng việc sử dụng hóa chất cần thực hiện đúng cách và đảm bảo an toàn cho người thực hiện và môi trường xung quanh.

Cách chống thấm cửa sổ
Cách chống thấm bằng hóa chất

Ngoài việc bít kín khe hở, nhiều người còn phân vân nên sơn chống thấm hay đóng tôn để tăng hiệu quả bảo vệ lâu dài cho khu vực cửa sổ – cùng tìm hiểu thêm để lựa chọn giải pháp phù hợp nhất.

Biện pháp chống thấm cửa sổ tạm thời

Trong trường hợp cần phải khắc phục tạm thời khi trời mưa, ta có thể sử dụng mọi vật dụng có sẵn để bịt kín chỗ rò rỉ nước, ví dụ như bạt che, vải, tấm nhựa,.. Tuy nhiên, đây chỉ là biện pháp chống thấm cửa sổ tạm thời và cần phải canh chừng thường xuyên để đảm bảo không gây thiệt hại cho các vật dụng như sàn gỗ hay đồ điện ở gần chỗ thấm nước.

Cách chống thấm cửa sổ
Biện pháp chống thấm cửa sổ tạm thời

Qua những nội dung trên, bạn đã nắm được 4 cách chống thấm cửa sổ đơn giản, dễ thực hiện ngay tại nhà. Tuy nhiên, để việc xử lý đạt hiệu quả cao nhất, trước khi áp dụng bất kỳ phương pháp nào, bạn nên kiểm tra và đánh giá hiện trạng thấm nước tại khu vực cửa sổ. Việc này sẽ giúp chọn đúng giải pháp, tránh mất thời gian và công sức. Tham khảo ngay hướng dẫn cụ thể ở phần dưới.

Các phương pháp chống thấm cửa sổ thường được áp dụng song song với quy trình chống thấm tường để đảm bảo toàn bộ công trình khô ráo, bền vững trước thời tiết. 

Kiểm tra và đánh giá hiện trạng thấm của cửa sổ

Trước khi bắt tay vào thực hiện cách chống thấm cửa sổ, bạn cần biết rõ cửa sổ đang bị thấm ở đâu, mức độ ra sao và nguyên nhân do đâu. Việc kiểm tra kỹ lưỡng không chỉ giúp xử lý đúng chỗ mà còn tránh lãng phí chi phí, công sức. Các bước kiểm tra hiện trạng thấm nước của cửa sổ gồm:

Bước 1: Quan sát bằng mắt thường

Dò tìm các dấu hiệu dễ thấy như tường bị ố vàng, bong tróc sơn, nấm mốc, nước đọng ở khung cửa hay sàn nhà gần cửa sổ. Đây là những dấu hiệu đầu tiên cho thấy có thể đang xảy ra thấm nước.

Bước 2: Kiểm tra ron cửa và các khe hở

Dùng tay kéo nhẹ các ron cao su, kiểm tra xem có bị nứt, co ngót hay bong tróc không. Quan sát kỹ các khe tiếp giáp giữa khung cửa và tường – nếu khe hở rộng, rất có thể nước mưa đang len qua.

Bước 3: Thử phun nước mô phỏng mưa

Dùng vòi xịt nước nhẹ nhàng phun lên khung cửa trong khoảng 5–10 phút rồi quan sát bên trong. Nếu phát hiện nước rò rỉ thì xác định được ngay vị trí thấm để áp dụng cách chống thấm cửa sổ chính xác hơn.

Cách chống thấm cửa sổ
Kiểm tra và đánh giá hiện trạng thấm của cửa sổ

Bước 4: Kiểm tra bề mặt tường và vật liệu xung quanh

Quan sát kỹ khu vực quanh cửa sổ xem có dấu hiệu rạn nứt, hở mạch hồ, tường bị nứt chân chim hoặc xuống cấp không. Những vị trí này thường dễ thấm nước ngược vào trong nhà.

Bước 5: Ghi chú lại vị trí và mức độ thấm

Nên đánh dấu những điểm phát hiện thấm để dễ xử lý từng khu vực. Ngoài ra, việc ghi chú mức độ nặng nhẹ cũng giúp bạn chọn cách chống thấm phù hợp nhất.

Các nguyên nhân khiến cửa sổ bị thấm nước

Cửa sổ là một phần quan trọng trong không gian sống của chúng ta. Tuy nhiên, việc cửa sổ bị thấm nước là một vấn đề phổ biến mà nhiều người gặp phải. Dưới đây là những nguyên nhân chính dẫn đến tình trạng cửa sổ bị thấm nước:

Cách chống thấm cửa sổ
Các nguyên nhân khiến cửa sổ bị thấm nước
  • Thiết kế kém chất lượng: Nếu cửa sổ không được thiết kế hoàn chỉnh, chắc chắn sẽ bị thấm nước.
  • Mối nối không đúng cách: Việc lắp đặt không đúng cách hoặc thiếu sót mối nối dẫn đến lỗ hổng trong cấu trúc của cửa sổ.
  • Vật liệu kém chất lượng: Sử dụng vật liệu không tốt có thể dẫn đến tình trạng cửa sổ bị thấm nước.
  • Không bảo dưỡng định kỳ: Việc không bảo dưỡng định kỳ cũng là một nguyên nhân chính dẫn đến tình trạng cửa sổ bị thấm nước.

Tình trạng nước thấm qua cửa sổ thường đi kèm với hiện tượng dột từ mái xuống, vì vậy bên cạnh xử lý cửa sổ, bạn cũng nên tham khảo thêm cách chống thấm trần nhà để khắc phục triệt để.

Lưu ý trong quá trình sử dụng cách chống thấm cửa sổ

Để quá trình chống thấm cửa sổ đạt hiệu quả cao và lâu dài, bạn nên lưu ý một số điểm quan trọng sau:

  • Chọn đúng vật liệu phù hợp với vị trí và mức độ thấm: Không phải loại keo hay sơn chống thấm nào cũng giống nhau. Cần xác định rõ vị trí thấm (ở khung cửa, ron, tường hay chân cửa) để chọn vật liệu phù hợp như keo silicone, băng keo chống thấm, sơn chống thấm chuyên dụng,…
  • Làm sạch và khô bề mặt trước khi thi công: Trước khi thi công, hãy đảm bảo khu vực cửa sổ được vệ sinh sạch sẽ, khô ráo. Bụi bẩn, rong rêu hoặc độ ẩm cao sẽ làm giảm độ bám dính của vật liệu chống thấm, khiến cho cách chống thấm cửa sổ không đạt hiệu quả như mong muốn.
Cách chống thấm cửa sổ
Lưu ý trong quá trình sử dụng cách chống thấm cửa sổ
  • Thi công vào lúc thời tiết khô ráo: Hạn chế thực hiện chống thấm khi trời mưa hoặc độ ẩm không khí cao. Thời điểm lý tưởng là vào buổi sáng nắng nhẹ hoặc những ngày thời tiết khô hanh để vật liệu phát huy tối đa công dụng.
  • Đảm bảo thi công kỹ từng chi tiết nhỏ: Đừng bỏ qua những góc khuất, khe hở nhỏ hay chân tường gần cửa sổ. Đây là những điểm dễ bị thấm lại nếu thi công qua loa, không kỹ lưỡng.
  • Kiểm tra lại sau khi hoàn tất: Sau khi chống thấm xong, bạn nên thử phun nước để kiểm tra lại một lần nữa. Nếu còn thấy rò rỉ, hãy xử lý ngay để tránh lặp lại tình trạng cũ.

Việc lựa chọn và áp dụng đúng cách chống thấm cửa sổ không chỉ giúp ngăn chặn tình trạng thấm dột mà còn bảo vệ ngôi nhà của bạn khỏi các hư hại do ẩm mốc gây ra. Hy vọng qua những chia sẻ mà Điện Máy Gia Phú đã cập nhật ở trên, bạn đã có thêm kiến thức để tự tin xử lý các vấn đề thấm nước một cách an toàn và hiệu quả nhất nhé. 

5/5 - (1 bình chọn)