Quy Trình Vệ Sinh Và Đánh Bóng Tầng Hầm

Tầng hầm sàn bê tông thường hay bị ẩm thấp, nấm mốc và bụi bẩn. Vì vậy mà hiện nay nhiều doanh nghiệp lựa chọn giải pháp vệ sinh và đánh bóng tầng hầm sàn bê tông. Đây là phương pháp ít tạo ra các chất thải làm ô nhiễm môi trường. Tận dụng nền sàn có sẵn và kết hợp với các phương pháp mài sàn mang lại độ bóng và tăng độ thẩm mỹ của sàn bê tông. Quá trình của việc mài này còn làm phẳng và tăng cường độ cứng cho sàn bê tông. Bài viết dưới đây sẽ chia sẻ đến bạn quy trình vệ sinh và đánh bóng sàn bê tông tầng hầm. Hãy cùng theo dõi nhé.

Tại sao cần phải đánh bóng sàn tầng hầm?

Thông thường sau một thời gian sử dụng thì sàn bê tông sẽ không còn giữ được độ bóng hoặc là bị hư hỏng. Vì vậy để có thể cải thiện chất lượng bề mặt sàn và tăng tính thẩm mỹ cho nó. Thì chúng ta cần tiến hành đánh bóng sàn bê tông.

Tại Sao Cần Phải Vệ Sinh Và Đánh Bóng Tầng Hầm
Tại Sao Cần Phải Vệ Sinh Và Đánh Bóng Tầng Hầm

Ngoài ra, tầng hầm cũng là nơi rất dễ bị ẩm thấp, đọng nước. Tạo điều kiện cho các vết bẩn, nấm, mốc sinh sôi nảy nở. Đồng thời do tính chất vật lý của bê tông khá xốp và lại có những lỗ nhỏ li ti trên bề mặt. Nên khi phải chịu nhiều tác động của môi trường thì chúng rất dễ bị xuống cấp nhanh chóng. Đây cũng chính là lý do mà bạn cần phải thực hiện việc đánh bóng tầng hầm sàn bê tông.  

Giải pháp đánh bóng sàn bê tông mang lại những lợi ích gì?

Tạo nên độ bền vượt trội

Khi trải qua quá trình mài và tăng cứng thì sàn bê tông sẽ có khả năng chịu mài mòn rất tốt và độ chịu lực cao. Khi đó sẽ giúp tầng hầm được kéo dài tuổi thọ. Không giống như những biện pháp khác. Biện pháp đánh bóng sàn bê tông cho phép độ bền của sàn có thể lên đến vài chục năm mới cần phải phục hồi lại.

Chống trơn, trượt

Tầng hầm thường là nơi để xe. Nên các phương tiện qua lại và di chuyển nhiều nền cần phải đảm bảo độ an toàn, để tránh xảy ra những tai nạn đáng tiếc. Do đó đánh biện pháp đánh bóng sàn sẽ giúp nâng cao hệ số ma sát. Giúp chống trơn trượt ngay cả khi sàn có nước. Nhất là đối với những ngày trời mưa. 

Không để lại vết bánh xe

Vì tầng hầm dùng để chứa xe nên sẽ không thể tránh khỏi các vết bánh xe. Chính vì vậy, để giảm thiểu vấn đề này và tạo độ thẩm mỹ cao. Thì biện pháp đánh bóng sàn là biện pháp tốt nhất. Khi đánh bóng sàn bê tông tầng hầm, nếu có các vết bánh xe thì cũng rất dễ dàng vệ sinh. Các vết này sẽ nhanh chóng bị đánh bay và không in hẳn lên trên bề mặt sàn bê tông. 

Vệ Sinh Và Đánh Bóng Tầng Hầm Mang Lại Nhiều Lợi Ích
Vệ Sinh Và Đánh Bóng Tầng Hầm Mang Lại Nhiều Lợi Ích

Chi phí bảo trì thấp

Độ bền của sàn bê tông được đánh bóng tốt hơn rất nhiều so với sàn bê tông sử dụng các biện pháp khác. Do đó giảm thiểu được khá nhiều chi phí bảo trì.

Tính thẩm mỹ cao

Sàn bê tông được đánh bóng sẽ có độ thẩm mỹ cao hơn so với sàn được phủ sơn epoxy. Mặt sàn sẽ được nhẵn bóng, láng mịn hơn và mang lại độ thẩm mỹ, tính vệ sinh cao hơn. 

Quy trình đánh bóng và vệ sinh tầng hầm

Bước 1: Chuẩn bị các dụng cụ cần thiết

Để tiến hành quy trình đánh bóng. Thì bước đầu tiên bạn cần phải chuẩn bị các thiết bị máy móc và dụng cụ cần thiết như: Máy mài sàn bê tông, máy hút bụi, bình xịt hóa chất, đĩa đánh bóng, kẹo chống nứt, chổi cọ và một số dụng cụ khác. 

Bước 2: Chuẩn bị mặt bằng

Ở bước này bạn cần phải dọn dẹp những vật cản, giá hạ nâng xe, xà bần, rác thải… Để quá trình đánh bóng không bị bất cứ vật gì cản trở. Bên cạnh đó cần kiểm tra kỹ bề mặt sàn xem có các sắt thép còn nhô lên hay còn sót lại hay không. Nếu còn thì dùng máy cắt để loại bỏ. Với những sàn bê tông còn quá nhiều xi măng vụn đã bị vón cục thì cần dùng búa, máy khoan, xẻng để loại bỏ các cục xi măng thừa này. Đảm bảo cho bề mặt sàn được bằng phẳng để tiến hành đánh bóng. 

Bước 3: Mài sàn bê tông

Sau khi đã dọn dẹp xong bề mặt sàn sạch sẽ. Thì dùng máy mài sàn bê tông kết hợp với đĩa mài đầu số #30 để thực hiện mài mòn và phá lớp xi măng trên bề mặt sàn, tạo độ phẳng cho sàn. Đối với nền bê tông có diện tích lớn cần sử dụng đến các dòng máy mài bê tông 3 pha và có công suất 15 mã lực trở lên.

Bước 4: Sửa chữa lại bề mặt sàn bê tông

Không phải sàn bê tông sẽ nhẵn nhụi ngay khi mài sàn mà cần phải trải qua công đoạn làm vệ sinh sạch sẽ. Kiểm tra để tìm các vết nứt, lỗ hổng trên bề mặt sàn. Nếu sàn có lỗ hổng hoặc các vết nứt thì hãy dùng xi măng trám vào và dùng máy máy cầm tay để làm nhẵn những chỗ này. 

Bước 5: Dùng hóa chất tăng cứng sàn

Để đảm bảo cho sàn bê tông có độ bền tốt hơn, thì cần phải sử dụng đến hóa chất tăng cứng để phủ lên bề mặt xi măng của tầng hầm. Để chó hoá chất này lấp đầy những lỗ hổng, chống bám bụi, chống nấm, mốc và chống thấm nước. 

Bước 6: Đánh bóng sàn bê tông

Sử dụng các đĩa đánh bóng sàn bê tông phù hợp để tiến hành quá trình đánh bóng. Tùy thuộc vào từng tầng hầm mà có thể đánh bóng mờ, bóng sáng hoặc là đánh bóng sáng như gương. 

Đánh Bóng Tầng Hầm
Đánh Bóng Tầng Hầm

Bước 7: Phủ bóng sàn bê tông

Để tăng thêm độ bền cho sàn bạn cần dùng hóa chất để phủ bóng. Tùy theo nhu cầu sử dụng mà dùng hóa chất phủ bóng thích hợp giúp cho sàn không bị trầy xước, hoen ố. Đồng thời giúp giữ cho sàn sáng bóng lâu dài. 

Bước 8: Tiến hành vệ sinh và hút bụi lại toàn bộ bề mặt sàn.

Sau khi đã hoàn tất các bước của quy trình. Bạn cần phải tiến hành vệ sinh và hút bụi lại toàn bộ bề mặt sàn bê tông trước khi bàn giao lại cho khách hàng.

Trên đây là quy trình vệ sinh và đánh bóng tầng hầm mà Điện Máy Gia Phú đã chia sẻ đến bạn. Hy vọng sẽ giúp ích cho bạn trong quá trình thực hiện công việc này. Nếu còn những thắc mắc nào hãy liên hệ chúng tôi qua số hotline 0937.623.786 để được hỗ trợ nhanh nhất.

>>Xem thêm: