Quy trình vệ sinh công nghiệp như thế nào là đảm bảo và đem lại hiệu quả cao? Thông thường nguyên tắc căn bản trong quy trình này đó là “từ trên xuống, từ trong ra”. Nguyên tắc này giúp đảm bảo cho quá trình vệ sinh được diễn ra một cách xuyên suốt mà không bị gián đoạn. Hãy cùng Điện Máy Gia Phú tìm hiểu chi tiết về quy trình vệ sinh này nhé!
Quy trình vệ sinh công nghiệp cụ thể gồm những bước sau
Bước 1. Vệ sinh phần thô
Đây là bước đầu tiên trong quy trình. Bước này là chuẩn bị dụng cụ, trang thiết bị. Đồng thời ước tính số lượng nhân viên thi công ở công trình sao cho hợp lý nhất. Tiến hành dọn phần thô, chính là các phế thải được bỏ lại sau xây dựng.

Bạn cần phải quét dọn các loại phế thải này và cho vào các bao tải, thùng xốp hoặc nhựa để mang đi tập kết đúng chỗ theo quy định của công trình. Sau đó, sử dụng máy hút bụi để hút sạch toàn bộ bụi và rác thải còn lại.
Bước này không chỉ là bước khởi đầu mà quan trọng hơn là nó còn giúp cho sự vận hành của văn phòng, tòa nhà, trường học… Được thuận lợi và giúp cho hệ thống thoát nước của những nơi này không bị tắc nghẽn.
Các thiết bị cần chuẩn bị: Máy chà sàn, máy đánh bóng sàn, máy hút bụi khô ướt, gạt kính và các dụng cụ cần thiết khác.
Bước 2: Vệ sinh phần tinh
Trong quy trình vệ sinh công nghiệp, thường thì chúng ta sẽ làm từ trên xuống dưới và từ trong ra ngoài. Tuy nhiên, cũng sẽ có những trường hợp khách hàng yêu cầu làm vị trí cần thiết là ở dưới thì cũng không sao. Bạn có thể linh hoạt thay đổi để thích hợp. Phần tinh thường sẽ là công đoạn cuối cùng để bàn giao cho khách hàng có các bước như sau:
Lau và làm vệ sinh kính
-
- Phun hóa chất chuyên dụng lên toàn bộ bề mặt của kính. Sau đó, sử dụng cây lau kính và giẻ mềm để lau sạch chất bẩn và bụi bám trên kính và nẹp kính. Chú ý mang theo dao cạo chuyên dụng để cạo đi những vết sơn và vết bẩn khó kỳ.
- Dùng hóa chất làm sạch có tác dụng đánh tan các vết bẩn cứng đầu. Như dầu mỡ hoặc do bụi, khói xe, nước mưa, ô nhiễm môi trường trong thời gian dài. Nên sử dụng hóa chất làm sạch và cây gạt kính chuyên dụng có tác dụng làm sạch trong bề mặt kính.
- Sử dụng hóa chất gốc Polymer vô cơ lau toàn bộ phần khung nhôm có tính năng làm sạch trở nên sáng bóng và bảo vệ trên bề mặt của nhôm. Chống bụi bẩn và chống oxy hóa.
- Nếu cần thiết dùng bộ dây đu hoặc dàn giáo chuyên dụng để có thể làm sạch kính trên cao và phía mặt ngoài (tùy theo địa thế của công trình).

Lưu ý: Khi xem xét xem kính đã lau có đảm bảo sạch hay chưa. Thì bạn nên quan sát ở nhiều góc độ khác nhau. Để nếu có phát hiện có vết bẩn còn đọng lại thì phải tuyệt đối sử dụng khăn khô lau sạch sẽ lại ngay. Khi lau kính bạn phải lau chầm chậm và kỹ càng và nhớ là hãy lau từ trên xuống dưới.
Làm sạch khu vực vệ sinh
-
- Hãy dùng khăn sạch và khăn khô để quấn các thiết bị inox lại. Nhằm tránh bị trầy xước và loang lổ do vết nước.
- Vệ sinh quạt gió và bình nóng lạnh.
- Dùng cây lau và hóa chất để làm sạch sàn.
- Để tẩy rửa các vết bẩn bám trên mặt sàn và tường men ốp. Thì hãy sử dụng máy đánh sàn, pad, bàn chải đánh sàn và hóa chất tẩy rửa chuyên dụng.
- Dùng phớt mềm và hóa chất để làm sạch sẽ hệ thống đèn, các đồ dùng vệ sinh như bồn cầu, bồn rửa mặt, kệ đựng…
- Dùng gạt kính lau sạch và làm sáng gương kính.
- Làm sạch hệ thống cửa sổ và cửa ra vào.
- Lau khô các thiết bị và đồ đạc vệ sinh sau quá trình làm sạch.
Bước 3: Làm sạch sàn
-
- Thu dọn rác và sử dụng máy hút bụi công nghiệp để hút sạch bụi bẩn trên mặt sàn.
- Xem xét các vết bẩn cứng đầu khó tẩy trước để đưa ra biện pháp xử lý phù hợp.
- Sử dụng hóa chất chuyên dụng để đánh sàn nhà pha cùng với nước theo đúng tỷ lệ của nhà sản xuất. Tiếp đó là cho hỗn hợp này vào máy chà sàn và tiến hành thực hiện chà sàn.
- Dùng máy chà sàn có vận tốc 175 vòng/phút với mâm bàn chải và pad đánh sàn nhà nhịp nhàng trên bề mặt sàn. Sao cho các vết bẩn đang bám chắc trên bề mặt sàn bị bong hết ra.
- Sử dụng máy hút bụi khô ướt để hút sạch toàn bộ nước bẩn trộn lẫn hóa chất. Khi hút nhớ phải giật lùi và đảm bảo sạch sẽ, khô ráo.
- Kiểm tra lại một lần nữa để xem các vết bẩn cứng đầu đã được đánh bay hết chưa. Xem lại các góc cạnh, chân tường mà máy không làm tới được thì sử dụng máy đánh sàn cầm tay để tuốt lại một lần cuối.

Bước 4: Nghiệm thu
Nghiệm thu từng hạng mục, từng phòng ốc và từng tầng của công trình cho bên có trách nhiệm. Nhằm tránh trường hợp phải vệ sinh lại nhiều lần. Vì sau đó công trình vẫn còn một số các hạng mục chưa hoàn thành như trang trí nội thất, lắp màn, tủ… Những quá trình này sẽ làm bẩn công trình, nếu chưa bàn giao thì phải vệ sinh. Như vậy sẽ bị chậm tiến độ và phải tốn thêm phí vệ sinh lần 2. Thậm chí là phải bồi thường.
Bước 5. Bàn giao công trình
Tiến hành kiểm tra lại lần cuối toàn bộ công trình và xử lý những khu vực vệ sinh chưa kĩ. Hãy đứng ở nhiều góc độ để kiểm tra. Thực hiện bàn giao lại quy trình thực hiện vệ sinh cho bên chủ đầu tư. Lưu ý chỉ được công nhận hoàn thành khi bảng nghiệm thu đã có chữ ký nhận của bên đại diện cho công trình.
Trên đây là quá trình vệ sinh công nghiệp mà Điện Máy Gia Phú đã chia sẻ đến bạn. Nếu vẫn còn thắc mắc nào, hãy liên hệ chúng tôi qua số hotline 0937.623.786 để được hỗ trợ nhanh nhất.
>>Xem thêm:

Xin chào, tôi là Phạm Tấn Vũ – một chuyên viên Marketing hiện đang làm việc tại Điện Máy Gia Phú. Trên blog của tôi, tôi chia sẻ những kiến thức và kinh nghiệm trong lĩnh vực điện máy công nghiệp, tích lũy được trong suốt 15 năm hoạt động trong ngành. Tôi hy vọng rằng các thông tin này sẽ giúp ích cho các bạn đọc của tôi.