Cấu tạo và nguyên lý làm việc của máy phát điện

Máy phát điện trở thành thiết bị cung cấp điện năng ngày càng phổ biến hiện nay. Thiết bị này được xem là sự lựa chọn hàng đầu vào những ngày oi bức mất điện. 

Ngày nay với công nghệ ngày càng phát triển không ít đơn vị có thể bỏ ra cả trăm triệu để sở hữu cho đơn vị 1 chiếc. Vậy cấu tạo và nguyên lý làm việc của máy phát điện như thế nào. Hãy cùng chúng tôi tìm hiểu thông qua bài viết dưới đây nhé.

Máy phát điện là gì? 

Máy phát điện là thiết bị bị hoạt động nhờ biến đổi cơ năng thành điện năng thông qua nguyên lý cảm ứng điện từ. Hay hiểu một cách đơn giản thì đây là thiết bị tạo ra điện năng để sử dụng trong hoạt động sinh hoạt, sản xuất kinh doanh. 

Máy Phát Điện Kamata Kmt 6500
Máy Phát Điện Kamata Kmt 6500

Có 2 loại máy phát điện phổ biến trên thị trường. Đó là máy phát điện xoay chiều và máy phát điện 1 chiều.

Để hiểu một cách đơn giản về tại sao máy phát điện có thế phát điện được. Hãy cùng chúng tôi tìm hiểu về cấu tạo và nguyên lý hoạt động của máy phát điện ngay dưới đây nhé.

Cấu tạo máy phát điện chi tiết

Hiểu được cấu tạo của sản phẩm không chỉ giúp mua được sản phẩm phù hợp mà còn giúp bạn nguyên tắc khi vận hành máy. Vậy nên, máy phát điện có cấu tạo gồm các bộ phận sau:

1. Động cơ đốt trong

Động cơ là bộ phận rất quan trọng có nhiệm vụ cung cấp năng lượng cơ học để vận hành motor điện. Các nhiên liệu được sử dụng cho động cơ hoạt động thường là xăng dầu hoặc khí bioga.

Cấu Tạo Động Cơ Máy Phát Điện
Cấu Tạo Động Cơ Máy Phát Điện

2. Đầu phát điện (Motor điện)

Đầu phát điện là bộ phận để tạo ra điện năng cung cấp cho các thiết bị điện. Nó có nhiều chức năng phát điện, chỉnh lưu, hiệu chỉnh điện áp.

Đầu Phát Điện
Đầu Phát Điện – Bộ Phận Cung Cấp Điện Năng Cho Thiết Bị Điện

Cấu tạo của đầu máy phát điện là một kết cấu tĩnh và được tạo thành từ 2 bộ phận quan trọng nhất đó là rotor và stator.

    • Rotor là phần chuyển động để tạo ra từ trường và được cấu tạo từ lõi thép, dây quấn và trục máy.
    • Stator là phần cố định và nó hoạt động như một nam châm điện. Stato được cấu tạo từ các dây dẫn điện quấn lại tạo thành cuộn trên một hình trụ rỗng lõi.

3. Hệ thống nhiên liệu

Hệ thống nhiên liệu bao gồm bình chứa nhiên liệu và một số phụ đi kèm. Nhiệm vụ của bộ phận này dùng để chứa và cung cấp nhiên liệu cho động cơ hoạt động.

Đối với dòng máy phát điện mini có kết cấu nhỏ thì bồn chứa nhiên liệu sẽ thường được đặt ở trên động cơ để giúp tiết kiệm không gian và dễ dàng di chuyển. 

Đối với máy phát điện công suất lớn được sử dụng cho các nhà máy thì hệ thống nhiên liệu thường sẽ được đặt riêng. Mục đích để giúp máy không bị quá nặng, gây ảnh hưởng đến hiệu suất làm việc.

4. Ổn áp AVR

Ổn áp AVR được sử dụng để tăng áp hoặc hạ áp trên máy phát điện. Nó điều hòa nguồn điện luôn ổn định 220V nhằm tránh được hư hại của các thiết bị điện trong gia đình, doanh nghiệp.

Cấu Tạo Ổn Áp Avr
Cấu Tạo Ổn Áp Avr Máy Phát Điện

5. Hệ thống làm mát

Hệ thống làm mát của máy phát điện là hệ thống tuần hoàn khép kín gồm các bộ phận như: máy điều nhiệt, Ống nước, Ống đường rẽ giữa máy điều nhiệt và ống nước, Rãnh nước trong xi lanh động cơ, Thùng nước và bộ tản nhiệt, Ống cao su và ống dẫn, Bộ tản nhiệt dùng dầu và Lọc chất tải lạnh. 

Cấu Tạo Hệ Thống Làm Mát Máy Phát Điện Bằng Nước
Cấu Tạo Hệ Thống Làm Mát Máy Phát Điện Bằng Nước

Khi máy hoạt động và sinh nhiệt, khi đó hệ thống làm mát sẽ hoạt động để giảm nhiệt cho động cơ. 

6. Hệ thống bôi trơn

Hệ thống bôi trơn quyết định đến khả năng vận hành của máy phát điện. Các dòng máy phát điện hiện nay trên thị trường thường có hệ thống bôi trơn hiện đại và sử dụng nhiên liệu bôi trơn là dầu diesel.

7. Bộ sạc ắc quy

Nhiệm vụ của bộ sạc là giữ cho pin của chiếc máy phát luôn đầy, không làm gián đoạn máy phát giữa chừng với một điện áp thả nổi chính xác. Bạn biết rằng trong trường hợp điện áp thả nổi thấp, pin sẽ bị nộp thiếu. Ngược lại nếu điện áp thả nổi cao thì lại ảnh hưởng đến tuổi thọ của pin. Chất liệu của bộ sạc ắc quy làm từ thép không gỉ, ngăn ngừa sự ăn mòn. 

8. Bảng điều khiển

Hệ thống điều khiển gồm có bộ điều khiển đóng/ ngắt, đồng hồ mạch điện 3 pha, đồng hồ đo áp hay công tắc lựa chọn, đồng hồ tần suất hoặc đồng hồ báo nhiệt độ nước hay đồng hồ điện áp ắc quy (tuy loại máy phát điện mà sử dụng đồng hồ khác nhau), nút dừng khẩn, chức năng cảnh báo (báo khi tốc độ quá cao hoặc nước có nhiệt độ cao), áp dầu thấp, xung điện thất bại và bộ phận bảo hộ. 

Bảng Điều Khiển Máy Phát Điện
Bảng Điều Khiển Máy Phát Điện

9. Hệ thống xả

Gang, thép và sắt cao cấp là chất liệu cấu tạo nên hệ thống xả của máy phát điện. Hệ thống xả có vai trò là xử lý lượng khí thải – kết quả của quá trình hoạt động của chiếc máy. Ngoài ra, hệ thống xả còn có sự kết nối chặt chẽ với các động cơ. làm giảm thiểu tình trạng rung khi máy đang hoạt động và bảo vệ được hệ thống xả. 

Nguyên lý làm việc của máy phát điện

Nguyên lý làm việc của máy phát điện dựa theo nguyên lý cảm ứng điện từ bên trong động cơ điện.Khi động cơ quay sẽ khiến cho nam châm hoặc cuộn dây bên trong động cơ điện quay tròn. Nó sẽ làm tăng giảm luân phiên số đường sức từ của nam châm đi qua tiết diện của cuộn cuộn dây. Khi đó động cơ điện sẽ xuất hiện dòng điện cảm ứng và sinh ra điện.

Ngoài ra máy phát điện còn hoạt động dựa trên trên từ trường tác dụng lên dòng điện.

Kết luận

Trên đây là những thông tin tổng hợp về cấu tạo và nguyên lý làm việc của máy phát điện. Đây là kiến thức cơ bản để bạn có thêm nhiều kinh nghiệm trong việc lựa chọn một chiếc máy phát điện phù hợp. Nếu bạn còn điều thắc mắc hãy liên hệ cho chúng tôi qua hotline: 0937 623 786 để được hỗ trợ miễn phí nhé.

Xem thêm: 

Đánh giá post